Tư Vấn

MUỖI AEDES TRUYỀN BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

I. MUỖI AEDES

Môi trường ưa thích của muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) là những nơi nhiều người sinh sống. Vòng đời của muỗi được mô tả như sau:

  • Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết đẻ trứng tại các dụng cụ chứa nước, đặc biệt là nước đọng lại ở trong nhà và khu vực quanh nhà (thùng bỏ không, rác thải, lốp xe hỏng, chai lọ,...)
  • Trứng sau khi nở tiếp xúc với nước. Khả năng sinh tồn của trứng muỗi khá cao, có thể sống trong điều kiện rất khô, và sống trong nhiều tháng liền.
  • Trong môi trường thuận lợi, chỉ sau 1 - 3 ngày trứng sẽ phát triển thành bọ gậy
  • Bọ gậy phát triển thành loăng quăng trong vòng 5 -8 ngày
  • Sau khoảng 2 - 3 ngày tiếp theo, loăng quăng sẽ phát triển thành muỗi non, rồi phát triển thành muỗi trưởng thành.

Chu trình kéo dài từ 10 - 15 ngày và có tính chất lặp lại: muỗi trưởng thành sẽ đẻ trứng, trứng phát triển thành bọ gậy, loăng quăng ruồi muỗi. Trong suốt quãng đời sinh sống, muỗi cái đẻ tới 5 lần, mỗi lần hàng chục trứng.

Muỗi thường ẩn nấp trong các góc tối của ngôi nhà như: tủ, gầm giường, sau rèm, trong màn. Do đó là những khu vực muỗi có thể tránh gió, mưa, và phần lớn các loài ăn thịt, giúp chúng sống lâu hơn

Chúng thường đốt người vào sáng sớm và chiều tối. Chỉ muỗi cái mới đốt người vì chúng cần protein để đẻ trứng.Trong bất kỳ môi trường nào đều có sự có mặt của con người, khi muỗi sống càng lâu thì khả năng gây bệnh cho con người càng cao.

II. HIỂU NHẦM VÀ XEM NHẸ MỨC ĐỘ NGUY HIỂM CỦA BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

2.1. Bị một lần sẽ không bị lại lần sau

Người bị sốt xuất huyết vẫn có khả năng bị tái phát trong những lần sau, thậm chí còn mắc nặng hơn lần trước. Do virus gây bệnh sốt xuất huyết tồn tại ở 4 chủng khác như là DEN-1, DEN-2, DEN-3, và DEN-4. Người bệnh nhiễm chủng virus này thì vẫn có khả năng nhiễm chủng virus khác. Điều này có nghĩa là một người mới mắc sốt xuất huyết lần đầu, người đó vẫn có khả năng nhiễm thêm 3 lần nữa bởi các tuýp virus còn lại. Người bệnh nhiễm chủng virus nào thì có khả năng tạo miễn dịch suốt đời với chủng virus đó, nhưng không có khả năng miễn dịch với các chủng virus còn lại.

2.2. Giảm sốt chứng tỏ bệnh tình đã thuyên giảm

Sốt cao chỉ là một trong những triệu chứng thường xảy ra trong 3 ngày đầu tiên của bệnh. Ở giai đoạn này, bệnh vẫn chưa phải diễn biến nghiêm trọng nhất và không xuất hiện biến chứng.

Từ ngày thứ 4, khi triệu chứng sốt cao đã giảm mới là thời kỳ nguy hiểm nhất của bệnh. Nhiều bệnh nhân cho rằng bệnh đã bớt nguy hiểm nhưng chính giai đoạn này mới là giai đoạn có thể xảy ra các biến chứng nặng:

  • Biến chứng thứ nhất: Tình trạng tăng tính thấm thành mạch và cô đặc máu. Các triệu chứng là không có, nó chỉ thể hiện qua các chỉ số xét nghiệm. Một số trường hợp thoát mạch quá nhiều có thể dẫn tới các dấu hiệu báo trước như mệt lả, đau tức, buồn nôn, nôn. Trẻ nhỏ có thể bứt rứt, vật vã, tiểu ít, bỏ bú. Tất cả những trường hợp này cần phải đến bệnh viện để bù dịch sớm, tránh nguy hiểm đến tính mạng.
  • Biến chứng thứ hai: Xuất huyết giảm tiểu cầu. Bệnh nhân có thể có các triệu chứng như chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da. Những trường hợp này cần phải đến các cơ sở y tế để làm các xét nghiệm đánh giá mức độ giảm tiểu cầu và được cân nhắc truyền tiểu cầu nếu cần.

2.3. Tiếp xúc với người bị sốt xuất huyết sẽ bị lây bệnh

Sốt xuất huyết chỉ lây qua muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt và hoàn toàn không lây qua các con đường khác như hô hấp, dịch tiết hay tiếp xúc trực tiếp với người đang bị bệnh.

2.4 . Uống các loại thuốc kháng viêm như Aspirin và Ibuprofen khi bị sốt xuất huyết

Hai loại thuốc hay được sử dụng để xử lý các triệu chứng đau cơ, khớp, đau đầu - cũng là triệu chứng ban đầu của sốt xuất huyết. Tuy nhiên, trong bệnh sốt xuất huyết hai loại thuốc là Aspirin và Ibuprofen chỉ khiến cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn, có thể xuất huyết dạ dày dữ dội nguy hiểm đến tính mạng. Hai loại thuốc là Aspirin và Ibuprofen có tác dụng ngăn sự kết tập tiểu cầu, chống đông máu trong khi bệnh nhân sốt xuất huyết lại có tình trạng rối loạn đông máu làm cho cơ thể dễ chảy máu.

Do vậy, khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết tuyệt đối không uống hai loại thuốc kể trên .

2.5. Muỗi truyền bệnh chỉ xuất hiện môi trường ô nhiễm và mất vệ sinh

Muỗi Aedes không chỉ sống ở những nơi mất vệ sinh như ao tù, cống rãnh mà còn có thể xuất hiện trong chính ngôi nhà của bạn như bể nước, bình hoa, nước mưa đọng tại các mảnh vỡ.

Vì vậy, quan tâm vệ sinh nhà cửa và khu vực xung quanh nhà thường xuyên để hạn chế môi trường sinh sống của muỗi. Ví dụ như thay nước, rửa dọn vật dụng trong nhà, không để nước lưu quá lâu trong các vật dụng, phun hóa chất diệt muỗi.

III. BIỆN PHÁP DIỆT VÀ PHÒNG CHỐNG MUỖI AEDES

Một số biện pháp hiện đang sử dụng phổ biến như: nằm màn, dùng vợt điện, thả cá, súc rửa dụng cụ chứa nước, bôi kem, sử dụng tinh dầu xua đuổi muỗi chỉ hạn chế phần nào số lượng muỗi hoặc khả năng bị muỗi đốt.

Xua đuổi, diệt muỗi bằng biện pháp phun thuốc muỗi.

Việc duy trì thói quen sử dụng các biện pháp phun thuốc diệt muỗi vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống bệnh sốt xuất huyết và các bệnh truyền nhiễm khác.

DỊCH VỤ PHUN THUỐC MUỖI AN SINH AN TOÀN - HIỆU QUẢ

- Nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp;

- Thuốc diệt gián an toàn, hiệu quả từ các nước phát triển;

- Thiết bị phun thuốc hiện đại của Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ;

- Dọn dẹp, che phủ cẩn thận trước khi phun thuốc;

- Phun kỹ càng, cẩn thận và sạch sẽ.

AN SINH PEST CONTROL 

Website: https://www.ansinh.com/ https://phunthuocmuoi.com/

Hotline: 033 633 3366